Nẹp kính cường lực là gì? Các loại nẹp kính cường lực

Ngày nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nên kính cường lực đang được ưu tiên sử dụng để hoàn thiện công trình xây dựng.

Do có nhiều ưu điểm như chịu lực, chịu nhiệt tốt, tính an toàn cao, dễ lau chùi nên kính cường lực đang được dùng làm vách kính mặt dựng (facade), cửa kính, lan can cầu thang, lan can hành làng,..

Từ đó, các phụ kiện đi kèm như nẹp kính cường lực, bản lề, gioăng cao su, … cũng có nhu cầu cao. Hôm nay, bạn hãy cùng Anwood tìm hiểu về nẹp kính cường lực.

1. Nẹp kính cường lực là gì?

Nẹp kính cường lực là một bộ phận giúp giữ kính cường lực vào vị trí cố định, đồng thời là vật liệu trang trí và tăng tính chắc chắn cho sản phẩm. Nẹp kính cường lực thường được sản xuất từ nhôm, inox, nhựa PVC, ...

Trên thị trường có rất nhiều loại nẹp được thiết kế trong nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau để phù hợp với nhu cầu và phong cách của khách hàng.

2. Công dụng của nẹp kính cường lực

Nẹp kính cường lực có các tác dụng như sau:

  • Gia cố và ổn định: Nẹp giúp cố định kính cường lực dưới tác động bên ngoài, giữ cho các mảnh kính không bị xô lệch hoặc lởm chởm sau khi va đập. Từ đó đảm bảo được an toàn và độ bền của cửa kính hoặc bức tường kính.
  • Bảo vệ và giảm chấn động: Nẹp kính cường lực có thể hấp thụ và giảm chấn động khi có sự va đập hoặc rung động, từ đó giảm nguy cơ vỡ kính hoặc phá vỡ cấu trúc kính.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Nẹp được thiết kế hài hòa với không gian sử dụng, chúng cũng có thể là một bộ phận tạo điểm nhấn cho tấm kính.
  • Cải thiện độ bền và tuổi thọ: Với công dụng gia cố và ổn định cho kính, nẹp kính cường lực giúp cải thiện độ bền và tuổi thọ của hệ thống kính.
  • Với nhiều công dụng ưu việt đó mà nẹp kính cường lực ngày càng được sử dụng phổ biến và đa dạng về vật liệu sản xuất ra nó. 

3. Các loại vật liệu phổ biến sử dụng để làm nẹp kính cường lực

Với nhu cầu ngày càng tăng, kính cường lực ngày càng được sử dụng rộng rãi với các loại nẹp kính khác nhau.

Nẹp kính cường lực bằng nhôm

Hiện nay, nẹp kính cường lực thường được làm bằng chất liệu nhôm (Aluminum). Nẹp nhôm có nhiều ưu điểm như:

  • Độ bền cao: Nhôm là vật liệu có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C nên nẹp sử dụng vật liệu bằng nhôm có khả năng chịu được môi trường ngoại thất khắc nghiệt và điều kiện thời tiết đa dạng mà không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Nhẹ và dễ gia công: Nhôm có trọng lượng riêng nhẹ hơn 3 lần so với sắt, điều này làm cho việc vận chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn. Ngoài ra, với đặc điểm này nhôm cũng thuận tiện cho công tác gia công và tạo hình theo yêu cầu thiết kế cụ thể. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Nẹp kính cường lực bằng nhôm có thể được thiết kế trong nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, từ đó tạo ra được các sản phẩm phong phú nhằm phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của không gian. 

Nẹp kính cường lực bằng nhôm

Tuy nhiên vật liệu này cũng có một số nhược điểm như sau: 

  • Dẫn nhiệt cao: Nhôm là vật liệu có khả năng dẫn nhiệt cao, điều này có thể ảnh hưởng đến kính cường lực khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ vứt vỡ hoặc biến dạng.
  • Điện trở cao: Tuy là vật liệu có tính điện trở thấp hơn đồng nhưng nhôm cũng có điện trở cao, điều này có thể tạo ra các hiện tượng điện hóa khi nẹp tiếp xúc với các kim loại khác gây ra hiện tượng ăn mòn.
  • Giá thành: So với sắt thì nhôm có giá thành đắt hơn, do đó việc sản xuất nẹp kính bằng nhôm có thể tăng chi phí cho dự án. 

Giá nẹp kính cường lực làm bằng nhôm có thể dao động như sau: 

  • Nẹp nhôm chữ V: dao động từ 35.000 đồng/m đến 55.000 đồng/m.
  • Nẹp nhôm chữ L: khoảng 30.000 đồng/m đến 40.000 đồng/m.
  • Nẹp nhôm chữ U: thường biến đổi từ 40.000 đồng/m đến 60.000 đồng/m.

Tìm hiểu thêm: Các loại nẹp nội thất

Nẹp kính cường lực làm bằng thép không gỉ (Nẹp inox)

Nẹp kính cường lực bằng inox là nẹp được làm từ thép không gỉ. Inox là loại vật liệu chống ăn mong và độ bền cao nên được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Trong sử dụng làm nẹp kính cường lực thì inox được dùng trong vách kính phòng tắm, vách kính hồ bơi,…

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng nẹp kính cường lực bằng thép không gỉ.

Ưu điểm: 

  • Khả năng chống ăn mòn cao: Thép không gỉ là vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, đặc biệt trong môi trường có yếu tố ẩm ướt hoặc hóa chất. Đó là lý do vì sao nẹp kính cường lực bằng inox thích hợp trong môi trường ẩm ướt như phòng tắm, hồ bơi.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Thép không gỉ có khả năng chống oxy hóa tốt trong điều kiện không liên tục lên đến 870 độ C và trong điều kiện liên tục đến 925 độ C. 
  • Độ cứng cao: Với cùng một tiết diện thì thép không gỉ sẽ cứng hơn và bền bỉ hơn nhôm, điều này giúp cho nẹp kính có khả năng chịu được lực tác động lớn hơn mà không bị biến dạng.
  • Dễ vệ sinh và bảo trì: Vì có khả năng chống ăn mòn cao nên bề mặt của thép không gỉ dễ dàng vệ sinh và bảo trì, chỉ cần lau bằng nước hoặc nước rửa thông thường.

Nẹp kính cường lực bằng inox

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao: Thép không gỉ có giá thành cao hơn một số vật liệu khác như nhôm hoặc nhựa PVC, điều đó làm tăng chi phí của dự án.
  • Trọng lượng nặng: Thép không gỉ có trọng lượng nặng gấp 3 lần nhôm, nên có thể làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển và lắp đặt.
  • Dẫn nhiệt: Giống nhôm thì inox cũng có khả năng dẫn nhiệt cao, có thể làm tăng nhiệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây ra nguy cơ nứt vỡ hoặc biến dạng của kính.

Giá nẹp kính cường lực bằng inox có thể dao động như sau:

  • Nẹp inox chữ U: dao động từ 50.000 đồng/m đến 70.000 đồng/m.
  • Nẹp inox chữ T: khoảng 46.000 đồng/m đến 66.000 đồng/m.

Xem thêm: Báo giá thi công nẹp inox

Nẹp kính cường lực bằng nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như xây dựng, đóng gói, sản xuất đồ gia dụng,… Vì thế việc dùng vật liệu này để sản xuất nẹp kính cường lực cũng đang phổ biến. 

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của nẹp kính cường lực bằng nhựa PVC: 

Ưu điểm: 

  • Khả năng chống thấm nước tốt: Là vật liệu có khả năng chống thấm cao nên giúp bảo vệ kính khỏi ẩm ướt và tác động bởi các yếu tố môi trường.
  • Dễ dàng gia công và sản xuất: Nhựa PVC có tính dẻo tốt, không dễ uốn gãy nên dễ dàng trong việc định hình và gia công thành các hình dạng và kích thước khác nhau, giúp việc sản xuất nẹp đa dạng hơn.
  • Giá thành phải chăng: Nhựa PVC có giá thành thấp hơn nhôm và inox  nên giúp giảm chi phí cho dự án.

Nhược điểm: 

  • Độ đàn hồi và dẻo: Do độ cứng, độ giòn, độ bền kéo thấp nên có thể dễ vỡ khi phải chịu áp lực cao hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. 
  • Khả năng chịu nhiệt: Dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt độ cao.
  • Tác động đến môi trường: PVC là vật liệu khó tái chế, điều này là một vấn đề cho môi trường bền vững. Bên cạnh đó, việc sản xuất và xử lý PVC có thể gây ra các chất độc hại như vinyl chloride nên cũng ảnh hưởng đến môi trường. 

Nẹp kính cường lực bằng PVC
Thông qua bài viết này, chắc hẳn  bạn đã nắm được các công dụng hiệu quả khi sử dụng nẹp cho kính cường lực và sự đa dạng trong vật liệu làm nẹp kính cường lực, từ đó giúp bạn có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế công năng trong công trình của mình. 
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết loại nẹp phù hợp với công trình của bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0392482999

Viết bình luận